Sẽ xây dựng giá cước đảm bảo quyền lợi thuê bao trả sau

Sẽ xây dựng giá cước đảm bảo quyền lợi thuê bao trả sau

Sẽ xây dựng giá cước đảm bảo quyền lợi thuê bao trả sau

Sẽ xây dựng giá cước đảm bảo quyền lợi thuê bao trả sau

Sẽ xây dựng giá cước đảm bảo quyền lợi thuê bao trả sau
Trang chủ»Tin tức»Sự kiện trong nước»Sẽ xây dựng giá cước đảm bảo quyền lợi thuê bao trả sau

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Hotline bán hàng 24/7:

 

(028) 38.686.686

 

0916.310606

 

0886.001166

 

 

Báo sự số mạng: 18001166 (ext 1)

Đăng nhập

Liên kết Website

Thống kê truy cập

Sẽ xây dựng giá cước đảm bảo quyền lợi thuê bao trả sau

Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ có Thông tư điều chỉnh lại giá cước để đảm bảo quyền lợi giữa thuê bao trả sau và thuê bao trả trước.

Trước tình trạng thuê bao trả sau đang trở thành đối tượng bị "ngược đãi", Bộ TT&TT sẽ có Thông tư điều chỉnh lại giá cước để đảm bảo quyền lợi giữa thuê bao trả sau và thuê bao trả trước, giữa thuê bao đăng ký mới và thuê bao đang sử dụng.

Phát biểu tại Hội nghị phổ biến văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực viễn thông và Internet khu vực miền Bắc ngày 6/6, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, làm cơ sở cho việc triển khai công tác quản lý nhà nước về viễn thông, Internet. Trên cơ sở đó, Hội nghị sẽ tập trung vào 2 nội dung “nóng” trong thời gian qua là quản lý giá cước, khuyến mãi và quản lý thuê bao di động trả trước. Cụ thể, việc quản lý giá cước và khuyến mãi sẽ dựa trên cơ sở giá thành, bảo đảm phát triển dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp, tôn trọng quyền tự định giá cước của doanh nghiệp. Nguyên tắc xây dựng giá cước sẽ dựa trên cơ sở cân bằng lợi ích của các nhóm người sử dụng, đảm bảo lợi ích người sử dụng.

Chính vì thế, trước tình trạng mua SIM thay thẻ và tỷ lệ thuê bao trả sau của các mạng di động chỉ chiếm 2-5% trong tổng số thuê bao của mỗi mạng, thời gian tới Bộ TT&TT sẽ ban hành Thông tư điều chỉnh giá cước giữa thuê bao trả sau và thuê bao trả trước, giữa thuê bao đăng ký mới và thuê bao cũ đang sử dụng để tạo sự phát triển bền vững thuê bao di động.

Ngoài ra, đối với quản lý thuê bao di động, Bộ TT&TT vừa ban hành Thông tư số 04/2012 quy định về quản lý thuê bao di động trả trước với mục tiêu nhằm phát triển lành mạnh, bền vững thị trường viễn thông di động; hạn chế sự tăng trưởng nóng trong phát triển thuê bao, đảm bảo tính chính xác của thông tin thuê bao di động trả trước cũng như hạn chế được việc lợi dụng dịch vụ di động trả trước vào các hoạt động gây mất an ninh và trật tự xã hội; tăng cường hiệu quả việc sử dụng kho số thuê bao di động; chấm dứt mua bán, lưu thông các SIM trả trước đã kích hoạt sẵn khi chưa đăng ký thông tin thuê bao hoặc đăng ký thông tin không theo quy định.

Theo Bộ TT&TT, tổng doanh thu toàn ngành Viễn thông năm 2011 đạt 145.626 tỷ đồng. Trong đó thị phần doanh thu của VNPT chiếm 51,65%, Viettel là 40,26%, FPT Telecom 2,4%... Về số lượng thuê bao, số lượng thuê bao cố định năm 2011 có xu hướng giảm so với năm 2010 do người dùng có xu hướng chuyển qua sử dụng điện thoại di động (từ mức 14,4 triệu thuê bao năm 2010 giảm xuống còn 10,17 triệu thuê bao năm 2011). Đối với thuê bao di động, tính đến tháng 12/2011, cả nước có hơn 127,3 triệu thuê bao di động phát sinh lưu lượng (bao gồm thuê bao 2G và 3G), so với thời điểm năm 2010, số thuê bao điện thoại di động tăng 14%. Thuê bao Internet cũng có sự tăng trưởng đáng kể, VNPT vẫn chiếm số lượng thuê bao lớn nhất (hơn 63%), gấp gần 3 lần số thuê bao của doanh nghiệp đứng thứ 2 là FPT Telecom (22,29%).