Google đã cung cấp cho người dùng Internet những sản phẩm tiện lợi
không thể chối cãi, nhiều đến mức rất nhiều người đang “quá lệ thuộc
vào Google”. Chúng ta sử dụng Google Search, Google Docs, Google
Maps và Gmail... đã dần trở thành thói quen vô thức của nhiều người dùng
internet hiện nay. Điều đó làm dấy lên quan ngại rằng Google đang nắm
trong tay quá nhiều thông tin về người dùng.
Google biết được thị hiếu và nhu cầu của bạn thông qua việc lưu lại,
hệ thống và phân tích thông tim tìm kiếm của bạn trên Google Search.
Google biết bạn là ai thông qua Google+, biết bạn đang ở đâu thông qua
Google Maps, biết bạn đang nói chuyện với ai, làm gì thông qua Gmail,
thậm chí đoán biết khả năng tài chính của bạn thông qua các giao dịch
online có liên quan đến tài khoản mua bán Google và việc tổng hợp,
phân tích các thông tin tìm kiếm mà bạn đã thực hiện.
Đừng ngạc nhiên nếu bạn luôn nhìn thấy những thông tin quảng cáo
của Google luôn rất gần gũi với những gì bạn đang quan tâm hay
đang tìm kiếm, đặc biệt là các quảng cáo trong hòm thư điện tử Gmail.
Điều đó có ý nghĩa như thế nào, hay cụ thể hơn, điều đó đem lại rủi ro
gì cho bạn? Điều đầu tiên tính bảo mật của thông tin cá nhân.
Nên nhớ, Google có lịch sử về việc lạm dụng sự tín nhiệm của người
dùng. Năm 2010, Google đã từng thử nghiệm một công cụ làm việc
mạng xã hội có tên là Buzz, công cụ này cho phép tự động liệt kê mọi
người vào danh sách “người theo dõi” của những người mà
họ thường hay trò chuyện hoặc liên lạc trên Gmail.
Người sử dụng chỉ cần nhấn vào một nút “Check Out Buzz” và mọi
thông tin về những người thân cận nhất trong danh bạ email của tài
khoản Gmail kia sẽ bị liệt kê và công bố công khai.
Google sau đó đã bị Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ cáo buộc
Buzz là công cụ “lừa đảo” và chịu bồi thường 8.5 triệu USD trong một
vụ kiện liên quan đến Buzz.
Google cũng từng bị trình duyệt Safari của Apple “bắt sống” khi đang tìm
cách vượt qua tường bảo mật của trình duyệt này để theo dõi các hoạt động
của hàng triệu người dùng Safari trên iPhone, iPad và các sản phẩm Apple
khác bằng một code vi tính đặc biệt. Google sau đó đã phải trả 22.5 triệu
USD vì vì phạm nói trên.
Thêm nữa, thông qua ứng dụng Street View, Google đã thu thập được hàng
triệu thông tin cá nhân của người dùng.
Các thông tin trên sau đó sẽ được Google dùng để làm gì? Không kể đến
việc thu thập thông tin cá nhân của người dùng để quảng cáo kiếm lời,
không loại trừ giả thiết rằng Google sẽ chuyển những thông tin này cho
các chính phủ. Thật dễ dàng để truy xuất thông tin đã sẵn có từ hệ thống
lưu trữ khổng lồ của Google và cũng thật dễ dàng nếu chính phủ
muốn đọc trộm một email nào đó và chủ nhân của email đó sẽ không
tài nào biết được. Nếu những bằng chứng trên chưa đủ tính thuyết
phục, hãy đọc lại những thông tin Edward Snowden đã cung cấp cho
báo chí về chương trình theo dõi người dân của chính phủ Mỹ, Anh
bằng cách thâm nhập vào các cơ sở dữ liệu của Google.
Với ý thức về việc quá phụ thuộc vào Google và những mối lo ngại
về bảo mật thông tin cá nhân, rất nhiều người dùng internet một cách
hiểu biết đã tìm cách “cai” Google.
Việc từ bỏ Google nên bắt đầu bằng việc hạn chế lệ thuộc Google
Search, một trong những việc khó khăn nhất. Người dùng am hiểu
đang tìm đến những công cụ tìm kiếm nhỏ không lưu lại thông tin
tìm kiếm nào của người dùng cũng như không kết nối đến các nhánh
tài khoản cá nhân nào khác. Việc này sẽ đem lại những bất tiện nhất
định nhưng đảm bảo tính bảo mật thông tin cho người dùng cao hơn.
Ngoài lý do bảo mật, việc quá thụ động và ỷ lại vào các tiện ích sẵn có
của Google cũng dần khiến thui chột khả năng tư duy, khả năng ghi
nhớ và tăng sức ỳ đối với người dùng.
Ngoài lý do bảo mật, việc quá thụ động và ỷ lại vào các tiện ích sẵn
có của Google cũng dần khiến thui chột khả năng tư duy, khả năng
ghi nhớ và tăng sức ỳ đối với người dùng.
Marc Andreessen, người đã tạo ra trình duyệt web đầu tiên vào năm
1994 đã từng nói: “Thời đại của máy vi tính và internet sẽ phân chia
nghề nghiệp ra làm hai nhóm: một nhóm người ra lệnh cho máy tính
làm việc và một nhóm người làm việc theo lệnh của máy vi tính”.
Nếu chúng ta quá lệ thuộc vào Google hay bất cứ một công nghệ
internet nào, sớm muộn chúng ta sẽ xếp tên mình vào nhóm thứ 2.
Theo Infonet