Lại đứt cáp quang biển AAG

Lại đứt cáp quang biển AAG

Lại đứt cáp quang biển AAG

Lại đứt cáp quang biển AAG

Lại đứt cáp quang biển AAG
Trang chủ»Tin tức»Sự kiện trong nước»Lại đứt cáp quang biển AAG

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Hotline bán hàng 24/7:

 

(028) 38.686.686

 

0916.310606

 

0886.001166

 

 

Báo sự số mạng: 18001166 (ext 1)

Đăng nhập

Liên kết Website

Thống kê truy cập

Lại đứt cáp quang biển AAG

Cáp quang biên AAG lại bị đứt vào lúc 5h45 sáng nay. Chưa đầy 2

năm đã có tới 4 lần tuyến cáp quang biển AAG bị đứt và 1 lần phải

tạm dừng để bảo dưỡng. Rất nhiều ý kiến cho rằng phải tính đến

chuyện thay thế tuyến cáp này.

 

Theo Công ty Viễn thông quốc tế VNPT-I vừa cho biết, vào lúc 5h45 ngày

23/4/2015, tuyến cáp quang biển AAG lại bị đứt song VNPT-I vẫn chưa

xác định chính xác điểm đứt, chỉ phát hiện có sự cố sụt nguồn.

Ông Lâm Quốc Cường, Giám đốc VNPT-I cho hay, hiện nay VNPT đang

khẩn trương triển khai tất cả các phương án để định tuyến lại liên lạc,

hạn chế tối đa việc ảnh hưởng của sự cố này tới thông tin liên lạc của

khách hàng.

Ông Cường cũng cho hay, đây không phải lần đầu tiên cáp quang biển

AAG bị đứt nên VNPT-I đã sẵn sàng phương án ứng cứu, khắc phục,

xác minh điểm đứt để có thể sữa chữa sự cố một cách nhanh nhất.

Đây là lần thứ 2 trong năm 2015 tuyến cáp AAG bị đứt. Trước đó, vào

lúc 8 giờ 5 phút ngày 5/1/2015 trên hệ thống cáp quang biển quốc tế

AAG đã xảy ra sự cố bất khả kháng gây sụt giảm dung lượng hơn 110G

hướng đi Hồng Kông, 30G hướng đi Mỹ và một số kênh 2.5G hướng đi

Singapore, Nhật Bản của VNPT.

Tuyến cáp quang biển AAG liên tục đứt khiến Internet đi quốc tế

tại Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tuyến cáp quang AAG được khánh thành và đưa vào sử dụng từ tháng

11/2009, có chiều dài hơn 20.000 km, dung lượng thiết kế đạt 2 Terabit/giây,

kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Điểm cập bờ ở Việt Nam là

ở Vũng Tàu. Ngoài khả năng kết nối Đông Nam Á với Mỹ, AAG còn có thể

kết nối đến Australia, Ấn Độ, châu Âu và châu Phi thông qua điểm cập bờ

của hệ thống.

Tại Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đều sử dụng tuyến

cáp quan trọng này để kết nối với quốc tế.

Đến lúc nên nói lời chia tay với tuyến cáp quang biển AAG?

Trong năm 2014, tuyến cáp quang biển AAG liên tục đứt khiến Internet đi

quốc tế tại Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vụ việc này đã có tên trong

Top 10 sự kiện ICT của năm 2014. Cụ thể từ 2/3 đến 9/3/2014, người dùng

Internet ở Việt Nam bị ảnh hưởng khi kết nối đi quốc tế vì tuyến cáp quang

biển AAG tiến hành bảo dưỡng.

Ngày 5/7/2014, tuyến cáp quang biển này lại bị sự cố tại vị trí cách bờ biển

Vũng Tàu 18 km, gây gián đoạn việc cung cấp dịch vụ của các nhà khai thác

viễn thông trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Không dừng lại ở đó, ngày

15/9/2014, trên hệ thống cáp quang biển quốc tế AAG từ Việt Nam, hướng

chủ yếu đi Hong Kong, Mỹ, đoạn thuộc vùng biển gần Hong Kong lại bị đứt

khiến Internet của Việt Nam kết nối đi quốc tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chưa đầy 2 năm đã có tới 4 lần tuyến cáp quang biển AAG bị đứt và 1 lần

phải tạm dừng để bảo dưỡng, gây ảnh hưởng đến chất lượng Internet của

Việt Nam đi quốc tế. Mỗi lần tuyến cáp quang biển này bị đứt thì việc hàn

nối sẽ kéo dài trong khoảng 2 tuần. Trong thời gian đó, khách hàng phải chịu

đựng cảnh Internet kết nối tới các trang web ở nước ngoài, Facebook, Yahoo

mail, gmail… bị chậm.

VNPT cho rằng, việc đứt cáp AAG là chuyện không hiếm gặp. Về cơ bản,

cáp ngầm biển thường chỉ là những sợi dây được đặt nằm trần ngay trên nền

cát dưới biển. Với chiều dài tới hàng chục ngàn km, để tiết kiệm chi phí,

các tuyến cáp quang biển đều có chung một nguyên tắc thiết kế: được gia

cường ở gần bờ và rất mỏng manh ở ngoài khơi xa. Khi vào gần bờ các tuyến

cáp quang ngầm phải được gia cường bởi thép bện và các lớp tăng cường

khác là do càng gần bờ, mực nước càng nông và những hoạt động hàng

hải càng dày đặc. Mặc dù dày đặc thép gia cường nhưng nếu bị mỏ neo

của một con tàu chở hàng cỡ vài chục nghìn tấn móc phải và rê đi thì sợi

cáp đó cũng không khác sợi chỉ là bao. Đây cũng chính là nguyên nhân gây

ra tới 70% các vụ đứt cáp quang trên biển

Sau hàng loạt sự cố xảy ra với tuyến cáp quang biển AAG ảnh

hưởng đến chất lượng Internet đi quốc tế, rất nhiều ý kiến cho

rằng phải tính đến chuyện thay thế tuyến cáp này.

Vùng biển Đông của Việt Nam (đặc biệt là khu vực Vũng Tàu, nơi tuyến

cáp AAG đổ bộ lên đất liền) và biển bờ đông của Trung Quốc là những vùng

có lưu thông hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới cùng với mực nước tương

đối nông khiến đây là vùng biển dễ xảy ra tình trạng đứt cáp ngầm biển

do mỏ neo của tàu thuyền.

Ngoài ra, 30% nguyên nhân còn lại dẫn đến đứt cáp quang biển là do con

người và thiên tai. Theo phân tích của các chuyên gia, ngay cả khi nằm dưới

đáy biển, các tuyến cáp quang vẫn hoàn toàn có thể chịu sự phá hoại của

thiên tai như động đất, núi lửa ngầm hoặc trượt bùn, giông bão (ở các khu

vực nước nông). Mặc dù vùng thềm lục địa và ngoài khởi Việt Nam là vùng

tương đối ổn định về hoạt động địa chất, ít xảy ra động đất dưới đáy biển

nhưng các vùng biển khác lại không được may mắn như vậy. Ví dụ, Năm

2006, 1 trận động đất 7 độ richter ngoài khơi Đài Loan đã cắt đứt 8 tuyến

cáp ngầm gây gián đoạn dịch vụ cho cả Hong Kong và Đông Nam Á. Trận

sóng thần khủng khiếp tháng 3/ 2011 ở Nhật gây ra do 1 trận động đất

ngầm dưới biển cũng khiến Nhật Bản khốn đốn khi gây hư hại cho phân

nửa số tuyến cáp quang vượt đại dương của nước này…

Sau hàng loạt sự cố xảy ra với tuyến cáp quang biển AAG ảnh hưởng đến

chất lượng Internet đi quốc tế, rất nhiều ý kiến cho rằng phải tính đến

chuyện thay thế tuyến cáp này.

“Việc đầu tư cáp quang biển là cực kỳ tốn kém và rất phức tạp, không có

chuyện giá rẻ. Thêm vào đó, mỗi tuyến cáp là kết quả liên minh nhiều nhà

mạng của nhiều quốc gia. Khi xây dựng một tuyến cáp quang biển, toàn bộ

tuyến cáp chính phải nằm trong hải phận quốc tế. Khi đến hải phận của

nước nào thì nước đó sẽ có quyền tạo một nhánh rẽ để kết nối vào địa

phận của mình. Vì thế, việc xây dựng một tuyến cáp mới không hề dễ dàng.

Thứ nhất, thời gian trung bình sẽ mất 3 - 5 năm. Thứ hai, tuyến cáp quang

biển phải đi qua hải phận của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tạo nên sự

phức tạp trong triển khai xây dựng. Việc thi công vô cùng phức tạp nên tuyệt

nhiên không có chuyện các nhà mạng đưa một sợi cáp chất lượng kém xuống

đáy biển để rồi phải tốn thêm rất nhiều tiền cho việc khắc phục sự cố”, đại

diện VNPT nói.

Tuy nhiên, một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet đã tiết lộ họ đang

thực hiện 2 tuyến cáp quang biển khác để khỏi bị lệ thuộc và AAG. Nếu 2

tuyến cáp quang biển mới này được xây dựng xong sẽ khắc phục được chuyện

phụ thuộc vào AAG.